Danh sách bài viết

Tìm thấy 18 kết quả trong 0.50333285331726 giây

Phó thủ tướng nhắn nhủ thầy trò trường Sư phạm phải đổi mới

Giáo dục và đào tạo

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng nghề giáo cao quý, được kỳ vọng rất cao nên những người theo ngành Sư phạm cần nỗ lực sáng tạo và đổi mới.

Công nghệ nào giúp người Bắc Cực giữ truyền thống?

Các ngành công nghệ

Các nhà khoa học cố gắng tích hợp kinh nghiệm truyền thống vào công nghệ hiện đại, với mục tiêu nâng cao quyền tự quyết của cư dân bản địa.

Có thể bạn chưa biết: Muối từng được coi là biểu tượng của sự cao quý

Các ngành công nghệ

Theo quan niệm của người xưa, muối là một vật phẩm giá trị đại diện cho những đấng tối cao. Thực tế, quan niệm này xuất phát từ công dụng ướp xác, bảo quản của muối.

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

Các ngành công nghệ

Tại chuyến đi thực tế, các đại biểu được giới thiệu về quá trình phát hiện, khai quật và triển khai xây dựng Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ tại xã Liên Khê.

Học Sử ở bãi cọc sông Bạch Đằng

Giáo dục và đào tạo

Hải Phòng800 học sinh trường THCS Liên Khê được tới Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, huyện Thủy Nguyên, để học về các trận đánh chống ngoại xâm trên sông Bạch Đằng.

Những con vật được vinh danh nhờ lòng dũng cảm

Khoa học sự sống

Huân chương Dickin của Tổ chức Từ thiện dành cho Động vật bị thương PDSA là huân chương danh dự cao quý nhất trong giới động vật, có giá trị tương đương với huân chương Victoria Cross của quân đội Anh.

Ngôi mộ chứa đầy trang sức vàng của công chúa Silla

Các ngành công nghệ

Hàn QuốcNgôi mộ thế kỷ 5 thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ bởi số lượng lớn đồ tạo tác chôn cùng hé lộ địa vị cao quý của người chết.

Động vật lười biếng có nguy cơ tuyệt chủng ít hơn

Sinh học

Các nhà khoa học nghiên cứu gần 300 động vật thân mềm sống và chết ở Đại Tây Dương trong 5 triệu năm qua phát hiện mức độ trao đổi chất cao quyết định loài nào sẽ tuyệt chủng, theo Guardian.

Kỳ thú loài chó săn rái cá nổi tiếng thông minh, cao quý

Sinh học

Tên gọi của nó xuất phát từ đặc tính của dòng chó này, đó là được sử dụng để săn rái cá ở các vùng ven biển.

Giao lưu trực tuyến với các tác giả đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ

Các ngành công nghệ

“Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN - Nhiều thành tựu đi vào cuộc sống” là chủ đề cuộc giao lưu trực tuyến giữa độc giả của Báo Khoa học và Phát triển với tác giả một số công trình đoạt các giải thưởng cao quý này vào sáng 27/10/2016.

Những giải Nobel bị "trao nhầm" trong lịch sử

Các ngành công nghệ

Giải thưởng Nobel không thể thu hồi nhưng đã có những quyết định trao nhầm làm tổn hại tới danh tiếng của giải thưởng cao quý này. Một phát minh có thể đột phá ở thời điểm hiện tại nhưng liệu còn nguyên giá trị theo thời gian?

Bạn đã biết đến "Tứ đại thiên vương" của làng khoa học thế giới?

Các ngành công nghệ

Giải thưởng Nobel là một trong những danh hiệu cao quý nhất trong đời mà một nhà khoa học có vinh dự to lớn mới đạt được, thậm chí mơ ước cũng chưa chắc đã có thể chạm tay vào. Vậy mà có 4 con người lỗi lạc đến nỗi 2 lần nhận được giải thưởng danh giá trên, trở thành tượng đài kiệt xuất của thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Đề số 9 - Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Địa lí

Trái đất và Địa lý

Đề bài Câu 1: Đặc điểm chung của địa hình nước ta là A. không xuất hiện địa hình núi cao. B. ít chịu tác động của con người. C. có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao. D. đồi núi chiếm diện tích nhỏ. Câu 2: Tổ hợp công nghiệp hàng không E - bớt (Airbus) do các nước nào sau đây sáng lập? A. Thụy Điển, Anh, Đức. B. Đức, Pháp, Bỉ. C. Đức, Pháp, Anh. D. Pháp, Bỉ, Anh. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta? A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo.  B. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C. C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.  D. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Câu 4: Phần lớn các nước đang phát triển có đặc điểm là A. chỉ số phát triển con người (HDI) cao.   B. vốn đầu tư ra nước ngoài nhiều. C. GDP bình quân đầu người cao. D. nguồn vốn nợ nước ngoài nhiều. Câu 5: Biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta là A. thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.  B. tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP. C. tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước. D. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trạm khí hậu Hà Nội có mưa nhiều nhất vào tháng nào sau đây? A. Tháng 10.                     B. Tháng 8. C. Tháng 7.                       D. Tháng 9. Câu 7: Đường biên giới quốc gia trên biển của nước ta được xác định là ranh giới ngoài của vùng A. đặc quyền kinh tế.       B. tiếp giáp lãnh hải. C. lãnh hải.                     D. nội thủy. Câu 8: Vấn đề hệ trọng trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển của nước ta không phải là A. phòng chống hiện tượng ô nhiễm môi trường biển. B. sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển. C. thực hiện những biện pháp phòng tránh thiên tai. D. tăng cường khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ. Câu 9: Đặc điểm vị trí địa lí nào sau đây qui định tính chất ẩm của khí hậu nước ta? A. Tiếp giáp biển Đông ở phía đông và phía nam. B. Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. C. Nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong. D. Tiếp giáp Lào, Campuchia ở phía tây và tây nam. Câu 10: Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là A. thương mại thế giới phát triển mạnh.  B. vai trò công ty xuyên quốc gia giảm. C. các nước nâng cao quyền tự chủ về kinh tế.  D. đầu tư ra nước ngoài giảm nhanh. Câu 11: Khu vực Đông Nam Á nằm tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây? A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 12: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam chủ yếu là do A. sự dịch chuyển của phân bố công nghiệp.  B. sức hấp dẫn của các đô thị mới xây dựng. C. sự thu hút của các điều kiện sinh thái.   D. tâm lí thích di chuyển của người dân. Câu 13: Phía Bắc của Nhật Bản chủ yếu nằm trong đới khí hậu A. cận nhiệt đới.               B. ôn đới.  C. nhiệt đới.                     D. cận cực. Câu 14: Cho biểu đồ về lao động của một số quốc gia năm 2014. Câu 15: Phát biểu nào sau đây đúng với nông nghiệp của Trung Quốc? A. Diện tích cây công nghiệp lớn hơn cây lương thực. B. Bình quân lương thực tính theo đầu người rất cao. C. Ngành chăn nuôi chiếm ưu thế so với trồng trọt. D. Sản xuất được nhiều nông phẩm có năng suất cao. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa.                  B. Huế. C. Đà Nẵng.                     D. Vinh. Câu 17: Do tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có đặc điểm là A. lưu lượng nước lớn và hàm lượng phù sa cao. B. chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ. C. chảy theo hướng tây bắc - đông nam và đổ ra biển Đông. D. chiều dài tương đối ngắn và diện tích lưu vực nhỏ. Câu 18: Cho bảng số liệu: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2014        Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tổng sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của nước ta, giai đoạn 2010 - 2014? A. Tổng sản phẩm trong nước giữa các thành phần kinh tế tăng không đều. B. Kinh tế Nhà nước lớn hơn so với Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. C. Kinh tế ngoài Nhà nước tăng nhanh hơn so với Kinh tế Nhà nước. D. Kinh tế Nhà nước tăng nhanh hơn Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng với Liên minh châu Âu (EU)? A. Là khu vực có sự phát triển đồng đều giữa các quốc gia. B. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất trên thế giới. C. Là tổ chức thương mại đứng hàng đầu trên thế giới. D. Là một trong các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. Câu 20: Giao thông đường biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Người dân có nhu cầu du lịch quốc tế cao.  B. Hoạt động ngoại thương phát triển mạnh. C. Đường bờ biển dài với nhiều vịnh biển sâu. D. Đất nước quần đảo với nhiều đảo lớn nhỏ. Câu 21: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết so sánh nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu của Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh? A. Tháng mưa ít nhất của TP. Hồ Chí Minh là tháng 3, Đà Nẵng mưa ít nhất là tháng 6. B. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao hơn so với Đà Nẵng. C. TP. Hồ Chí Minh mưa nhiều vào các tháng mùa hạ, Đà Nẵng mưa nhiều vào mùa thu đông. D. Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh thấp hơn so với Đà Nẵng. Câu 22: Ở nhiều nước Đông Nam Á, việc làm là một vấn đề xã hội gay gắt, nguyên nhân chủ yếu do A. trình độ lao động thấp, phân bố lao động đồng đều. B. quy mô dân số đông, trình độ phát triển kinh tế chưa cao. C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, năng suất lao động cao. D. gia tăng dân số giảm, chất lượng giáo dục đào tạo hạn chế. Câu 23: Trong những năm gần đây, sức cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô ở các nước Đông Nam Á chủ yếu dựa vào A. sự suy giảm của các cường quốc khác.   B. trình độ khoa học kỹ thuật cao. C. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài.  D. nguồn nguyên liệu phong phú. Câu 24: Điểm khác biệt của vùng núi Trường Sơn Bắc so với vùng núi Trường Sơn Nam ở nước ta là A. độ cao trung bình địa hình thấp hơn.   B. có nhiều cao nguyên xếp tầng hơn. C. sự tương phản đông - tây rõ rệt hơn.  D. có nhiều khối núi cao đồ sộ hơn. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tài nguyên đất của nước ta? A. Đất feralit trên đá vôi tập trung chủ yếu ở miền Nam. B. Đất feralit trên đá badan có diện tích nhỏ hơn đất feralit trên đá vôi. C. Đất feralit trên đá badan tập trung chủ yếu ở miền Bắc. D. Diện tích nhóm đất feralit lớn hơn nhiều diện tích nhóm đất phù sa. Câu 26: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ SỐ DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014        Để thể hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường.                        B. Kết hợp C. Miền.                           D. Tròn. Câu 27: Trong cơ cấu dân số Liên bang Nga năm 2001, tỉ lệ nam từ 75 tuổi trở lên ít hơn một cách đột biến so với tỉ lệ nữ chủ yếu do A. nữ ít mắc tệ nạn xã hội hơn.   B. tuổi thọ của nam thấp hơn nữ. C. môi trường làm việc của nam độc hại hơn.  D. hậu quả của chiến tranh thế giới II. Câu 28: So với đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga có điểm khác biệt nào sau đây về tự nhiên? A. Tập trung nhiều khoáng sản khí tự nhiên hơn. B. Độ cao trung bình của địa hình lớn hơn nhiều. C. Đất màu mỡ, thuận lợi cho nông nghiệp hơn. D. Khí hậu điều hòa, ảnh hưởng của biển rõ rệt hơn. Câu 29: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta? A. Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao hơn trung bình tháng 1. B. Nhiệt độ trung bình năm của cả nước trên 200C (trừ vùng núi cao). C. Nhiệt độ trung bình tháng 7 chênh lệch giữa các vùng ít. D. Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm dần từ Bắc vào Nam. Câu 30: Vào nửa sau mùa hạ ở nước ta, gió mùa Tây Nam gặp dãy Trường Sơn không gây hiện tượng phơn khô nóng cho Trung Bộ do gió này có A. quãng đường đi dài.   B. tầng ẩm rất dày. C. sự đổi hướng liên tục.  D. tốc độ rất lớn. Câu 31: Cho biểu đồ:   TỈ SUẤT SINH THÔ CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC THỜI KÌ 1950 - 2015 Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tỉ suất sinh thô của thế giới và các nhóm nước thời kì 1950 - 2015? A. Toàn thế giới và 2 nhóm nước đều giảm, nhóm nước phát triển giảm nhanh nhất. B. Các nước phát triển cao hơn và giảm chậm hơn các nước đang phát triển. C. Các nước phát triển thấp hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới. D. Các nước đang phát triển cao hơn và giảm nhanh hơn so với toàn thế giới. Câu 32: Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho nhiều loài sinh vật tự nhiên trên thế giới bị tuyệt chủng là do A. khai thác quá mức. B. phát triển thủy điện.  C. mở rộng đất trồng. D. các vụ cháy rừng. Câu 33: Vùng núi đá vôi của nước ta có hạn chế lớn nhất về mặt tự nhiên là A. dễ xảy ra hiện tượng lũ ống và lũ quét.  B. nguy cơ phát sinh động đất ở các đứt gãy. C. thường xuyên bị cháy rừng về mùa khô.  D. dễ xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô. Câu 34: Vào mùa đông ở miền Bắc nước ta, giữa những ngày lạnh giá lại có những ngày nắng ấm là do A. gió mùa Đông Bắc thay đổi hướng thổi và tính chất. B. Tín phong bị gió mùa Đông Bắc lấn át. C. Tín phong hoạt động xen kẽ với gió mùa Đông Bắc. D. frông lạnh hoạt động thường xuyên và liên tục. Câu 35: Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là A. lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.   B. vốn đầu tư nhiều, cơ sở vật chất khá tốt. C. lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.  D. máy móc hiện đại, nguyên liệu phong phú. Câu 36: Cho bảng số liệu: Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích lúa theo mùa vụ ở nước ta qua các năm? A. Lúa đông xuân tăng, lúa mùa giảm.  B. Lúa mùa giảm, lúa hè thu ngày càng tăng. C. Lúa đông xuân tăng chậm hơn lúa hè thu. D. Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu. Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp của Hoa Kì hiện nay? A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.   B. Đóng góp tỉ trọng lớn nhất vào GDP. C. Tỉ trọng trong GDP ngày càng tăng nhanh.  D. Các ngành hiện đại tập trung ở Đông Bắc. Câu 38: Nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh cao chủ yếu là do địa điểm này A. nằm gần xích đạo, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc. B. nằm ở vĩ độ thấp, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. C. nằm gần biển, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. D. nằm gần chí tuyến, không chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. Câu 39: So sánh giữa các địa điểm có cùng độ cao, mùa đông của vùng Tây Bắc nước ta có điểm khác biệt với vùng Đông Bắc là A. đến muộn và kết thúc muộn hơn.   B. đến sớm và kết thúc muộn hơn. C. đến muộn và kết thúc sớm hơn. D. đến sớm và kết thúc sớm hơn. Câu 40: Tình trạng nghèo đói còn nặng nề ở Tây Nam Á chủ yếu là do A. mất ổn định về an ninh, chính trị, xã hội. B. thiếu hụt nguồn lao động trẻ có kĩ thuật. C. môi trường bị tàn phá rất nghiêm trọng.   D. khai thác tài nguyên gặp nhiều khó khăn.  

Gà trống với nghi lễ cúng giao thừa

Y tế - Sức khỏe

(Chinhphu.vn) - Dân tộc Việt Nam với hàng nghìn năm tồn tại và phát triển đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng rất phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh minh họa Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, từ xa xưa phong tục thờ cúng tổ tiên trong ngày Tết truyền thống của Việt Nam với mâm cỗ cúng giao thừa thường có một chú gà trống hoa và một đĩa xôi gấc đỏ tươi. Những nét riêng biệt đặc sắc của phong tục này được thể hiện rõ nét vào dịp Tết đến xuân về, bởi trong đó chứa đựng những giá trị tinh thần, những tư tưởng nhân văn cao quý mà cha ông đã gửi gắm với tục cúng gà trống ngậm hoa. Sở

Tứ diệu đế của đạo Phật qua góc nhìn khoa học

Tôn giáo

Khoa học và Đạo học chân thực là hai con đường nhận thức cơ bản của loài người, quyện hòa với nhau, bổ sung cho nhau nhằm đưa nhân loại vượt thoát hết mọi phiền não và khổ đau của sinh tử luân hồi đạt tới mục tiêu cao quý là sự giác ngộ Chân lý, và sống An lạc, Hạnh phúc ngay tại cuộc đời này.

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây

Nghệ thuật và Âm nhạc

Quách Thị Hồ - Sênh phách giọng sầu gửi bóng mây Tiếng hát của Quách Thị Hồ đẹp và tráng lệ như một tòa lâu đài nguy nga, lộng lẫy, mà mỗi tiếng luyến láy cao siêu tinh tế của bà là một mảng chạm kỳ khu của một bức cửa võng trong cái tòa lâu đài ấy. Tiếng hát ấy vừa cao sang bác học, vừa mê hoặc ám ảnh, diễn tả ở mức tuyệt đỉnh nhất các ý tứ của các văn nhân thi sĩ gửi gắm trong các bài thơ. Có một thời gian rất dài ca trù không được quan tâm. Có lẽ từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cùng với những tàn dư xấu xa của chế độ phong kiến, sinh hoạt cô đầu, hay hát ả đào, vốn đã có tiếng rất xấu từ đầu thế kỷ, cũng bị quét đi, không thương tiếc. Các cô đào, dù hát còn hay, dù còn thanh sắc cũng giấu kỹ phách, các kép hát thì gác đàn lên xà nhà, giấu đi cái hành trạng một thời làm nghề hát xướng của mình để nhập vào cuộc sống mới. Không ai dám hát, không ai dám đàn, không ai dám nhận mình là cô đầu nữa. Con cái các đào kép một thời lững lẫy bỗng đâm ra xa lánh, sợ sệt cha mẹ mình. Tiếng xấu sinh hoạt ả đào trùm lên cả xã hội. Nhắc đến cô đầu người ta sợ. Nhắc đến hát ả đào, người ta nghĩ đến một thú ăn chơi làm cho người ta khuynh gia bại sản, có hại cho phong hoá và luân lý. Người ta cho cô đầu là cái người: “Lấy khách - khách bỏ về Tàu, lấy nhà giàu - nhà giàu hết của”. Mà cũng có chỗ không oan. Với vẻ thanh thoát của vóc dáng của những người không phải chịu cảnh chân lấm tay bùn, các cô lại khéo ăn nói, do được tiếp xúc toàn với văn nhân nho sĩ, nên nhiều người đã bị các cô làm cho mê mẩn. Có người phải bán ruộng, bán nhà; có kẻ phải giấu lương tháng, lừa dối vợ con để lấy tiền đi hát. Nhà hát lại là nơi hấp dẫn nhất trần đời: nào các cô hát hay, nào các cô tiếp rượu khéo, nào các cô đấm bóp ấm êm. Biết bao cảnh đánh ghen tầy trời nơi các ca quán. Biết bao đôi vợ chồng phải ly biệt, tan cửa nát nhà vì cô đầu. Tiếng xấu ấy, trăm năm còn in vết. Các người ca thưở trước đều tìm một nghề khác kiếm sống, giấu biệt cái nghề ca hát của mình đi. Có đào nương phải kiếm một gánh nước chè độ nhật cho đến tận lúc cuối đời. Nhiều đào nương lần hồi kiếm các công việc để độ nhật, và giấu biệt đi cái nghề ca hát của mình, cho dù nó đã từng đem lại ít nhiều vinh quang cho bà trong thời trẻ trung. Có đào nương trở về với công việc đồng áng, cố che lấp đi cái nghề ca hát của mình. Gặp lại các bà để hỏi về ca trù, các bà còn run sợ, các bà không dám nói. Mặc dù thưở trước Tổ đã cho các bà ăn lộc, cho các bà những hào quang, nhưng nay thì các bà dứt khoát dứt ra khỏi cái liên hệ này. Tìm gặp các bà, có cảm giác như họ đang ôm trong mình một khối u lớn. Có bà trả lời giằn dỗi, như hắt nước lạnh vào người đang hỏi chuyện. Lâu dần trong số họ trở nên kiêu ngạo, cao đạo, nào tránh gặp báo chí, nào tránh gặp truyền hình, nào tránh các cuộc giao lưu. Không ai dám đến gần khiến cho người đào nương già nua lại trở nên cô độc, thù ghét xung quanh, khinh ngạo mọi người trong và ngoài nghề. Trong hoàn cảnh ấy, chỉ có một người phụ nữ, người mà nét tài hoa và đa tình còn in trên khuôn mặt đã nhăn nheo, mà nét kiêu sa lừng lẫy chốn ca trường còn trong từng âm thanh giọng nói - vâng chỉ có người ấy là dám nhận mình là một ả đào, như bà đã từng nói là bà dám đeo cái biển trước ngực “Tôi là ả đào”. Bà kể rằng: Hồi trước có mấy ông lãnh đạo văn hóa nói thẳng vào mặt tôi rằng: "Cái nghề ca trù của bà chỉ phục vụ bọn thực dân phong kiến, cái cây đã chết, cho nó chết, lấy đâu hoa mà nở". Lúc đó tôi cười: "Rồi xem, hoa có nở không?".(Báo Lao Động chủ nhật, số 40, ngày 20.10.1991, tr.5). Đấy, thái độ của bà rõ ràng và tự tin như vậy! Vâng, cả cuộc đời của bà lúc nào cũng một niềm thuỷ chung với nghề tổ. Bà được Tổ cho ăn lộc, đem cho bà vinh quang và cả đắng cay nữa. Bà dám sống cho nghề tổ, chịu vinh, chịu nhục vì nghề. Khi bà ba mươi tuổi, đang lừng lẫy chốn ca trường, thi sĩ Trần Huyền Trân viết tặng bà bài thơ Sầu chung. Một bài thơ mà từng chữ, từng lời hiểu bà từ gan ruột. Bà là Quách Thị Hồ nghệ sĩ lớn nhất của ngành ca trù trong thế kỷ XX. Cho đến một hôm, GS Trần Văn Khê, từ Pháp trở về. Ông ghi âm tiếng hát của bà để đem đi giới thiệu với thế giới. Năm 1978, Hội đồng Âm nhạc Quốc tế của UNESCO và Viện Nghiên cứu Quốc tế về Âm nhạc So sánh đã trao bằng danh dự cho bà vì bà có công lao đặc biệt trong việc bảo tồn một bộ môn nghệ thuật truyền thống có giá trị văn hóa và nghệ thuật cao. Và từ đó tên tuổi của bà cùng tiếng hát ca trù độc đáo của Việt Nam trở nên vang lừng trong bốn biển. Năm 1988, tại Liên hoan quốc tế Âm nhạc truyền thống tại Bình Nhưỡng, có sự tham gia của 29 quốc gia, băng ghi âm tiếng hát của Quách Thị Hồ, đại diện cho Việt Nam được xếp hạng cao nhất. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Và cho đến hôm nay, bà là người đầu tiên và duy nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ngành ca trù. Sau bà, không còn ai được phong Nghệ sĩ Nhân Dân về ca trù nữa. Và bà thật xứng đáng với danh hiệu này. Tiếng hát ca trù độc đáo, lạ lùng và đầy sức hấp dẫn của Quách Thị Hồ đã vang lên, đại diện cho Việt Nam, làm rạng rỡ cho âm nhạc và văn hoá Việt Nam. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam mới ghi âm tiếng hát của bà, phát trong các chương trình ca nhạc cổ truyền. Năm 1984, Trung tâm Nghe Nhìn (nay là Hãng Phim Truyền hình) tổ chức làm phim “Nghệ thuật ca trù” (Kịch bản và đạo diễn Ngô Đặng Tuất) tại Lỗ Khê. Đây cũng là dịp tập trung nhiều nhất các danh ca, danh cầm nổi tiếng trong giới ca trù như: Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị Hào, Chu Văn Du, Nguyễn Thế Tuất, Phó Đình Kỳ, Đinh Khắc Ban, Phó Thị Kim Đức, Nguyễn Thị Mùi. Nhà nghiên cứu Ngô Linh Ngọc dẫn chương trình và đọc lời bình cho toàn phim. Năm 1980, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội tổ chức biên soạn cuốn sách Hát Cửa đình Lỗ Khê, được dư luận đánh giá tốt. Nghệ sĩ Quách Thị Hồ tạ thế lúc 3h 45 phút, ngày 4 tháng Giêng năm 2001, tức ngày 10 tháng Chạp năm Canh Thìn. Thọ 92 tuổi. Trong sổ tang tôi đã viết: “Nghệ sĩ Quách Thị Hồ ra đi có mang theo tất cả những gì là cao quý, sang trọng và bác học của nghệ thuật ca trù trong thế kỷ XX”. Nghĩ đến hôm bà mất, càng thấy thương bà, khi mất, không có đất chôn. Con cháu phải mua một mảnh đất mấy mét vuông bên Gia Thuỵ để làm nơi yên nghỉ cho bà. Ba thước đất đã vùi sâu một nghệ sĩ tài hoa, sống đã làm vẻ vang cho ca trù, danh thơm bốn bể, cùng với cả trăm cay nghìn đắng, mà vẫn sáng ngời lòng thuỷ chung với Tổ với nghề. Nay bà khuất nẻo suối vàng, nhưng tiếng hát của bà còn vang mãi, với non sông này, với nghệ thuật này. Nguyễn Xuân Diện

QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP CỦA MỸ HỌC CỔ ĐẠI

Nghệ thuật và Âm nhạc

“Chân”, “thiện”, “mỹ” là những giá trị cao quý mà con người luôn mong mỏi đạt tới, trong đó, nội dung cốt lõi của “mỹ” là cái đẹp. “Cái đẹp” tưởng chừng là cái dễ nhận thức nhưng trên thực tế lại khó nắm bắt, diễn tả. Vì vậy, phạm trù cái đẹp luôn gây mâu thuẫn và tranh cãi, lịch sử mỹ học cũng có rất nhiều đáp án cho câu hỏi: “đẹp là gì?”, “thế nào là đẹp?”. Song, trong hành trình tìm hiểu “cái đẹp”, chúng ta không thể không hướng về mỹ học cổ đại với tất cả sự ngưỡng mộ và trân trọng.

Ngôi mộ chất đầy đồ tùy táng mạ vàng của cụ ngoại vua Tut

Khoa học sự sống

Không chỉ lưu giữ xác ướp ông bà cụ ngoại của pharaoh Tutankhamun, ngôi mộ còn chứa nhiều đồ tùy táng xa xỉ, cho thấy địa vị cao quý của những người đã khuất.